Lập đề cương dự án;
- Thảo luận, thống nhất với khách hàng về nội dung đề cương của dự án;
- Thu thập thông tin về dự án;
- Lập dự toán chi phí đầu tư các hạng mục;
- Tính toán chi phí hoạt động của dự án;
- Xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn để đầu tư;
- Phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án;
- Phân tích về thị trường nguyên liệu đầu vào đối với dự án;
- Đánh giá về công nghệ của dự án;
- Đánh giá sản phẩm, giá bán, nguyên liệu đầu vào, mức độ cạnh tranh...;
- Xây dựng phương án nhân sự, tổ chức quản lý dự án, tổ chức bán hàng;
- Tính toán, phân tích chi tiết hiệu quả dự án đầu tư đối với chủ đầu tư và xã hội;
- Thực hiện soạn thảo, viết chi tiết dự án đầu tư theo như đề cương;
- Thiết kế cơ sở toàn bộ dự án theo quy trình công nghệ sản xuất;
- Hoàn thiện, in và bàn giao dự án cho chủ đầu tư.
Quy trình lập dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư; Phân tích lựa chọn sản phẩm cụ thể phù hợp.
- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư; khái toán nguồn vốn đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư; các hình thức huy động vốn.
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn, địa điểm đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành quy trình lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai nội dung sau:
Báo cáo tiền khả thi: Đối với các dự án có quy mô lớn cần lập Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư
2. Nội dung của quy trình lập dự án đầu tư bao gồm :
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
- Qui mô dự án và hình thức đầu tư
- Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..
- Lựa chọn các phương án xây dựng công trình.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
- Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định quy trình lập dự án đầu tư.
Không có nhận xét nào: